Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Mong ho tro cua cac ban lop QT1 K12
Repost, Phản biện Tư Duy Phản Biện I_icon_minitimeMon Mar 07, 2011 11:37 pm by greenstarvn

» phần mềm quản lý kho giá rẻ nè
Repost, Phản biện Tư Duy Phản Biện I_icon_minitimeTue Dec 07, 2010 2:55 pm by hannad

» Thiết kế website chuyên nghiệp giá rẻ nè
Repost, Phản biện Tư Duy Phản Biện I_icon_minitimeTue Dec 07, 2010 2:53 pm by hannad

» Ke toan quan tri
Repost, Phản biện Tư Duy Phản Biện I_icon_minitimeFri Dec 04, 2009 1:40 am by phuonganh0704

» Trao sách tận tay - Giá rẻ
Repost, Phản biện Tư Duy Phản Biện I_icon_minitimeSat Nov 07, 2009 12:30 am by Admin

» Xin chào các bạn, mình có chút góp ý
Repost, Phản biện Tư Duy Phản Biện I_icon_minitimeThu Oct 08, 2009 10:42 pm by binhvuxuan

» Lịch thi Môn Kế Toán Quản Trị nè bà con!
Repost, Phản biện Tư Duy Phản Biện I_icon_minitimeWed Sep 30, 2009 11:27 pm by nguyenthachbao

» Tài liệu tham khảo môn "Hành vi tổ chức"
Repost, Phản biện Tư Duy Phản Biện I_icon_minitimeWed Sep 30, 2009 11:25 pm by giapvanvy

» câu hỏi ôn tập kt vĩ mô- mình ko post file được(kô thấy chỗ nào cho post)
Repost, Phản biện Tư Duy Phản Biện I_icon_minitimeSat Sep 26, 2009 9:00 am by Thu Linh bo

Thống Kê
Hiện có 3 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 3 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 21 người, vào ngày Thu Dec 19, 2013 10:45 pm
Statistics
Diễn Đàn hiện có 102 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: uluamak

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 1054 in 302 subjects

Repost, Phản biện Tư Duy Phản Biện

Go down

Repost, Phản biện Tư Duy Phản Biện Empty Repost, Phản biện Tư Duy Phản Biện

Bài gửi by thanh Tue Jun 23, 2009 8:09 pm

Lớp mình sắp thuyết trình môn TCTT, có cả phần phản biện, Thanh search trên mạng thấy khái niệm về tư duy phản biện và các bước thực hiện phản biện, mọi người kham khảo để thực hiện phản biện cho tốt nha. Chúc các nhóm thảo luận và phản biện thành công...

Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, lôgíc, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm.
Dựa vào những nghiên cứu gần đây, các nhà giáo dục đã hoàn toàn tin tưởng rằng trường học nên tập trung hơn vào việc dạy học sinh tư duy phản biện. Tư duy phản biện không chỉ đơn thuần là sự tiếp nhận và duy trì thông tin thụ động. Đó có thể tóm tắt là quá trình tư duy tìm lập luận phản bác lại kết quả của một quá trình tư duy khác để xác định lại tính chính xác của thông tin.
Các bước thực hiện



  • Nhận dạng những ý kiến liên quan với vấn đề đưa ra.
  • Phân tích:

    • Mỗi ý kiến đưa ra một vài luận cứ ủng hộ
    • Với mỗi luận cứ đưa ra nhiều luận điểm khác nhau



Những ý kiến giống như những nhận định, xuất phát từ những tiên đề (tiên đề A → lập luận B → lập luận C → nhận định D). Việc phân tích là việc bắt nguồn từ D để đi tìm A, B và C.

  • Đánh giá:

    • Khảo sát mâu thuẫn giữa những ý kiến
    • Đong sức nặng (sức thuyết phục) của những ý kiến
    • Đưa ra quan điểm của bản thân (ý kiến nào là đúng)




  • Trình bày kết quả của quá trình tư duy lô gíc

    • Phát triển sức nặng của ý kiến (chỉ ra những đặc điểm nổi trội của ý kiến đó và tìm những dẫn chứng thực tế giúp củng cố ý kiến đó)
    • Nêu ra các điểm không chuẩn xác trong lập luận của người/nhóm người mang ý kiến đối lập



Các phương thức hỗ trợ



Tự thân phản biện



Kĩ năng sơ đồ hoá ý kiến


Sơ đồ ý (mind-map) là một dụng cụ hữu hiệu trong việc tổ chức và đánh giá thông tin bởi nó giúp định vị luận điểm/luận cứ một cách rõ ràng.
Khi thu nhận được một thông tin, điều cần trước tiên là hiểu rõ nội dung thông tin đó, về ai, về điều gì, liên quan đến những vấn đề gì, lĩnh vực nào. Tiếp theo, dựa trên những cơ sở khoa học và lôgic, đặt ra các câu hỏi như : tại sao lại khẳng định là A mà không phải là B, trong khi B cũng có các khả năng như A. Nếu là B thì khi đó sẽ có kết quả là B1, kết quả này có giống kết quả A1 của khả năng A không. Nếu có giống thì sẽ rút ra kết luận như thế nào, và nếu không giống thì lý do là ở đâu...

Kĩ năng tránh tính thiên vị


Tính thiên vị là một đặc tính có trong tiềm thức của con người mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra.

  • Thay vì hỏi: "Điều này mâu thuẫn với điều mà tôi tin tưởng như thế nào?" hãy hỏi rằng: "Điều này có nghĩa là gì?"


  • Trong những bước đầu tiên của việc thu thập và đánh giá thông tin, đừng đưa ngay ra một kết luận (đặc biệt khi đang đọc tiểu thuyết hoặc xem phim) bởi việc làm này sẽ đưa ra định hướng mang tính cảm nhận (perceptive orientation) thay vì định hướng mang tính phán xét (judgmental orientation), ngăn chặn việc phát triển cảm nhận thành sự phán xét.


  • Ai cũng nên nhận thức rõ về khả năng mắc phải sai lầm của bản thân bằng cách

    • Chấp nhận rằng tất cả mọi người đều có thành kiến nằm trong tiềm thức, và vì thế rất dễ tấn công những phán xét chống lại mình.
    • Từ tốn lắng nghe ý kiến của người khác trước khi đưa ra quan điểm của mình. Nói cách khác là làm đúng quy trình tư duy phản biện
    • Nhận thức rằng trong lập luận của mình chắc chắn có sơ hở




  • Cuối cùng, sử dụng những câu hỏi sau có thể giúp tăng thời gian trao đổi thông tin và lượng thông tin

    • Khi dùng từ _____, ý bạn là?
    • Tại sao bạn lại đưa ra được kết luận đó?
    • Tại sao bạn cho rằng mình đúng?
    • Bạn lấy thông tin này ở đâu?
    • Giả định gì khiến bạn đưa ra kết luận đó?
    • Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn sai?
    • Tại sao điều này lại quan trọng thế?
    • Điều gì nữa có thể giải thích cho hiện tượng này?




Những điều đáng chú ý


Có một số những phát biểu được cấu hình dưới dạng một tiên đề nhưng thực ra lại là một nhận định cá nhân sai lầm (nguỵ biện).
Tư duy phản biện không chắc đã dẫn đến một kết luận chính xác. Thứ nhất là vì không ai có thế có toàn bộ thông tin chính xác. Thật vậy, những tin tức quan trọng thưòng được bảo mật rất cẩn thận và có rất nhiều thông tin còn chưa được khám phá hết. Bên cạnh đó, thành kiến có thể ngăn chặn sự thành công của việc tập trung, phân tích, đánh giá và truyền đạt thông tin. Tư duy phản biện có thể phân biệt, nhưng không thể tách rời khỏi cảm quan.
Kết luận đưa ra phải đơn giản và ngắn gọn.

Ngoại thân phản biện


Những cuộc thảo luận dưa trên một đề tài đưa ra sẵn có tác động mạnh tới kĩ năng phản biện.

Những điều dễ nhầm lẫn



  • Tư duy phản biện là lập luận trên một nhận định là kết quả của tư duy lôgíc, không phải một phát biểu sai tiên đề.

Ví dụ: A: "1+1 = 3", B: "Không, 1+1 = 2 chứ."
→ Câu nói của B không mang tính phản biện

  • Tư duy phản biện không phải là việc đưa ra một nhận định cảm quan mà là việc đưa ra một nhận định kèm theo lí lẽ và dẫn chứng.

Ví dụ: A: "C là một học sinh dốt", B: "Không, C là một học sinh giỏi"
→ Câu nói của B không mang tính phản biện


Nguồn http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C6%B0_duy_ph%E1%BA%A3n_bi%E1%BB%87n
Nội dung có thể chưa hoàn toàn chính xác, nhưng mọi người có thể kham khảo, để rút ra cho mình cách phản biện tốt hơn nha. Good luck!!!!
thanh
thanh
Cấp 3
Cấp 3

Posts : 56
Điểm : 16611
Được cảm ơn : 4
Join date : 01/04/2009
Age : 40
Location : TP.HCM

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết