Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Mong ho tro cua cac ban lop QT1 K12
Một số thông tin về câu hỏi của Cô P1 I_icon_minitimeMon Mar 07, 2011 11:37 pm by greenstarvn

» phần mềm quản lý kho giá rẻ nè
Một số thông tin về câu hỏi của Cô P1 I_icon_minitimeTue Dec 07, 2010 2:55 pm by hannad

» Thiết kế website chuyên nghiệp giá rẻ nè
Một số thông tin về câu hỏi của Cô P1 I_icon_minitimeTue Dec 07, 2010 2:53 pm by hannad

» Ke toan quan tri
Một số thông tin về câu hỏi của Cô P1 I_icon_minitimeFri Dec 04, 2009 1:40 am by phuonganh0704

» Trao sách tận tay - Giá rẻ
Một số thông tin về câu hỏi của Cô P1 I_icon_minitimeSat Nov 07, 2009 12:30 am by Admin

» Xin chào các bạn, mình có chút góp ý
Một số thông tin về câu hỏi của Cô P1 I_icon_minitimeThu Oct 08, 2009 10:42 pm by binhvuxuan

» Lịch thi Môn Kế Toán Quản Trị nè bà con!
Một số thông tin về câu hỏi của Cô P1 I_icon_minitimeWed Sep 30, 2009 11:27 pm by nguyenthachbao

» Tài liệu tham khảo môn "Hành vi tổ chức"
Một số thông tin về câu hỏi của Cô P1 I_icon_minitimeWed Sep 30, 2009 11:25 pm by giapvanvy

» câu hỏi ôn tập kt vĩ mô- mình ko post file được(kô thấy chỗ nào cho post)
Một số thông tin về câu hỏi của Cô P1 I_icon_minitimeSat Sep 26, 2009 9:00 am by Thu Linh bo

Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 21 người, vào ngày Thu Dec 19, 2013 10:45 pm
Statistics
Diễn Đàn hiện có 102 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: uluamak

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 1054 in 302 subjects

Một số thông tin về câu hỏi của Cô P1

2 posters

Go down

Một số thông tin về câu hỏi của Cô P1 Empty Một số thông tin về câu hỏi của Cô P1

Bài gửi by binhvuxuan Wed Jun 17, 2009 1:59 pm

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc khi trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới
Nguyễn Mạnh Hưởng


Trong thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, trên quy mô lớn. Cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và mạng thông tin toàn cầu, “ngôi nhà” thế giới dường như trở nên “nhỏ bé” hơn. “Toàn cầu hoá kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển”(1). Sự ảnh hưởng của quá trình này không chỉ về phương diện kinh tế. Bất luận tham gia chủ động hay buộc phải cuốn theo một cách bị động vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế thì văn hóa dân tộc đều phải tiếp xúc, giao thoa với các nền văn hóa khác trên thế giới, đều thôi thúc từng dân tộc suy nghĩ xem phải ứng xử với xu thế lịch sử này như thế nào.
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là một sản phẩm của quá trình toàn cầu hóa kinh tế, đến lượt mình, tổ chức này lại thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn và trở nên hiệu quả hơn. Trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam có cơ hội phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời cũng đứng trước nhiều vấn đề mới trong việc giữ vững sự độc lập tự chủ của nền kinh tế còn non trẻ và kém phát triển; trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; bảo đảm quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc.
Thế giới đương đại đang chứng kiến hai yếu tố lớn tác động mạnh mẽ đến bức tranh kinh tế toàn cầu là: sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự gia tăng hoạt động của các công ty xuyên quốc gia. Những công ty tư bản xuyên quốc gia, những thế lực chủ yếu chi phối “luật chơi” của kinh tế thế giới không phải không mong muốn kiến tạo “một thế giới theo hình ảnh của nó”(2) - như cách diễn đạt của C.Mác, Ph.Ăng-ghen cách đây gần 160 năm - cả về chính trị và văn hóa. Với góc tiếp cận này, việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO lại là một “thời cơ” lớn đối với các thế lực thù địch thực thi chiến lược “diễn biến hòa bình”, chống phá cách mạng Việt Nam. Sự chống phá đó, trong nhiều trường hợp, được ẩn náu, che dấu kín đáo trong các quan hệ kinh tế, thương mại, hợp tác, đầu tư làm cho chúng ta khó nhận biết chính xác, rõ ràng, và vì thế, cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trở nên phức tạp, khó khăn hơn.
Cơ hội và thách thức khi gia nhập WTO không phải là “nhất thành bất biến”, mà đan xen lẫn nhau, tác động sâu rộng không chỉ đến lĩnh vực kinh tế, mà đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đến từng tổ chức và con người. Tận dụng được cơ hội, vượt qua và đẩy lùi thách thức, biến thách thức thành cơ hội để phát triển, phụ thuộc vào việc chúng ta phát huy nhân tố chủ quan, nội lực của đất nước, bản sắc văn hóa, tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường của cả dân tộc như thế nào.
Văn hóa, cũng như các lĩnh vực khác, chịu sự tác động sâu sắc của quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Bản thân văn hóa không chỉ thể hiện ở những sản phẩm văn hóa tinh thần, trong các hoạt động văn hóa tinh thần mà còn ẩn chứa bên trong tất cả các hoạt động của đời sống xã hội, trong tất cả các nhóm dân cư, trong đời sống tâm lý, tình cảm, tư tưởng của con người, trong các thể chế chính trị - xã hội của đất nước... Lĩnh vực sản xuất vật chất đơn thuần cũng hàm chứa trong nó những nội dung văn hóa, phản ánh đặc tính văn hóa của con người, của cộng đồng người trong lĩnh vực sản xuất vật chất đó. Một sản phẩm vật chất cụ thể bao giờ cũng kết tinh những giá trị văn hóa nào đó. Một công ty liên doanh kinh tế không phải đơn thuần chỉ có nội dung kinh tế mà chứa đựng trong đó những giá trị văn hoá, những mối quan hệ văn hóa giữa các bên liên doanh: văn hóa giao tiếp, ứng xử; văn hóa sản xuất, kinh doanh... và cả những yếu tố chính trị - tư tưởng. Sự tác động của quá trình này đối với văn hóa vừa biểu hiện trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại và các lĩnh vực khác, vừa trực tiếp tác động đến văn hóa, đến các giá trị văn hóa, đến phong tục tập quán, các giá trị truyền thống và các thiết chế văn hóa của xã hội… mà hiện nay chúng ta khó có thể dự lường hết được.
Việc thực hiện những cam kết với WTO tạo điều kiện thuận lợi để tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, có cơ hội phát triển và làm thăng hoa văn hóa dân tộc, tôn vinh hình ảnh Việt Nam trong cộng đồng thế giới. Những giá trị văn hóa mới phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Lớp cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn cao, thông thạo ngoại ngữ, tin học, năng động, tự tin, dám nghĩ, dám làm, dám cạnh tranh, có ý thức dân tộc cao, có tác phong công nghiệp từng bước xuất hiện và phát triển. Biết làm giàu chính đáng cho bản thân, cho cộng đồng và cho xã hội trở thành một giá trị tiêu biểu và là một biểu hiện sinh động của tình yêu quê hương, đất nước. Lòng nhân ái, tình thương con người biến thành hành động cụ thể giúp nhau vượt khó, vươn lên làm giàu...
Tuy nhiên, là thành viên của WTO, dưới sự tác động của quá trình toàn cầu hóa kinh tế, mặt trái của kinh tế thị trường, sự chống phá của các thế lực thù địch, thì những thách thức đối với giá trị văn hóa truyền thống cũng gia tăng. Các nấc thang giá trị có sự thay đổi sâu sắc, làm cho việc phân biệt “đúng - sai”, “tốt - xấu” trong nhiều trường hợp trở nên hết sức phức tạp. Những yếu tố ngoại lai, lai căng có điều kiện xâm nhập, phát triển, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hóa tinh thần xã hội. Những “nọc độc” về văn hóa, chính trị thâm nhập vào bằng nhiều con đường, với nhiều hình thức tinh vi khác nhau, làm cho tư tưởng, đạo đức, lối sống con người dễ bị nhiễm độc; vấn đề “bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hóa và an ninh xã hội” được đặt ra một cách gắt gao hơn. Chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, lối sống vì đồng tiền, làm giàu bằng mọi giá, các tệ nạn xã hội… có điều kiện phát triển. Trong bối cảnh đó, nếu không có chiến lược văn hóa phù hợp, thì sự ảnh hưởng này sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.
Nhận thức đúng vấn đề đó, tại Đại hội X của Đảng, ngay khi nước ta chưa chính thức là thành viên của WTO, Đảng ta đã chỉ rõ: “Khai thác có hiệu quả các cơ hội và giảm tối đa những thách thức, rủi ro khi nước ta là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)”(3). Chiến lược văn hóa, trong điều kiện mới, cần phải quán triệt sâu sắc quan điểm, tư tưởng trên đây của Đảng. Say sưa tìm kiếm sự phát triển kinh tế mà không quan tâm đúng mức đến vấn đề văn hóa trong chiến lược phát triển thì đó là một hành động tự làm suy yếu sức mạnh của bản thân mình. Chiến lược văn hóa, trong điều kiện đó, phải tập trung giải quyết hai nội dung cơ bản và cấp thiết có quan hệ biện chứng với nhau, không tách rời nhau: thứ nhất, giữ gìn, kế thừa, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc; thứ hai, phát huy văn hóa dân tộc, nguồn sức mạnh nội sinh của đất nước trong quá trình hội nhập. Xây dựng và phát triển, giữ gìn và phát huy gắn bó chặt chẽ với nhau trong chiến lược văn hóa.
Ở nội dung thứ nhất, để giữ gìn, kế thừa, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự coi đó vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Văn hóa dân tộc là một chỉnh thể đồ sộ, phong phú bao gồm tri thức, tư tưởng, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục, tập quán, truyền thống… nó vừa là “trầm tích” của tình cảm và ý thức dân tộc trong quá khứ, vừa là kết tinh của tinh thần thời đại và định hướng giá trị của dân tộc. Mỗi dân tộc có cách giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của mình. Cần phải có thái độ biện chứng “gạn đục, khơi trong” những giá trị văn hóa dân tộc. Văn hóa luôn là hệ thống mở, những giá trị đích thực tiêu biểu cho cốt cách, phẩm chất dân tộc Việt Nam cần phải được bồi đắp nội dung mới cho phù hợp với thời đại, những mặt hạn chế cần phải được khắc phục, đổi thay. Những giá trị bên ngoài đã được “Việt Nam hoá”, được các thế hệ con người Việt Nam thâu lượm, chọn lọc biến “cái của người”, thành “cái của ta” cũng là văn hóa dân tộc. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin không phải do dân tộc ta sản sinh ra, nó là kết tinh văn hóa nhân loại đã được dân tộc ta tiếp thu và trở thành điều cốt lõi của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, càng cần phải kiên định hơn nữa trong bối cảnh mới.
Các giá trị tốt đẹp của xã hội và con người Việt Nam là sản phẩm của lịch sử dựng nước và giữ nước suốt mấy ngàn năm của dân tộc và là bản chất của quá trình lịch sử ấy. Các thế hệ ông cha đã sản sinh ra những giá trị văn hóa dân tộc; kế thừa, phát huy và phát triển là công việc của con cháu, của thế hệ hôm nay. Trên tinh thần ấy, cần phải quán triệt sâu sắc những định hướng mà Đại hội X của Đảng đã chỉ ra về kế thừa, phát huy và phát triển giá trị văn hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam”(4).
binhvuxuan
binhvuxuan
Cấp 4
Cấp 4

Posts : 118
Điểm : 16735
Được cảm ơn : 6
Join date : 31/03/2009
Age : 46
Location : Bình Thạnh, Tp.HCM

Về Đầu Trang Go down

Một số thông tin về câu hỏi của Cô P1 Empty Vấn đề Giữ gìn phát huy bản sắc dân tộc P.2

Bài gửi by binhvuxuan Wed Jun 17, 2009 2:02 pm

Ở nội dung thứ hai, vấn đề phát huy văn hóa dân tộc, nguồn sức mạnh nội sinh của đất nước trong quá trình hội nhập. Vào WTO, chúng ta vừa có điều kiện để phát huy văn hóa dân tộc, vừa phải có trách nhiệm hơn, có ý thức cao hơn trong việc tôn vinh những giá trị văn hóa dân tộc. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện mới của sự mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là để đến với thế giới một cách tốt hơn, học tập chỗ mạnh của các nền văn hóa khác một cách tốt hơn, tiếp thu văn hóa nhân loại, thông qua tính dân tộc để thâu lượm, sàng lọc tính thời đại, tính thế giới.
Cần nhận thức và xác định đúng đắn ý nghĩa, tầm quan trọng của văn hóa khi thực hiện các cam kết kinh tế, thương mại song phương, đa phương trong khuôn khổ WTO. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển, tôn vinh những giá trị văn hóa dân tộc và hình ảnh Việt Nam trước bạn bè năm châu là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của tất cả các cấp, các ngành, của mọi con người, trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ở đây, vai trò của các doanh nghiệp hết sức quan trọng. Tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc phải trở thành một hành trang cơ bản giúp họ sản xuất kinh doanh, cạnh tranh với “thiên hạ”, tô đẹp hình ảnh Việt Nam trên thế giới. Mọi sản phẩm làm ra, mọi hoạt động kinh doanh, buôn bán không chỉ mang lợi ích kinh tế, mà phải có ý nghĩa, giá trị văn hóa sâu đậm. Kinh tế và văn hoá, giá trị kinh tế và giá trị văn hóa dân tộc hòa quyện tạo ra niềm tự hào chính đáng đó của dân tộc Việt Nam.
Trong xã hội đang và sẽ tiếp tục diễn ra quá trình: những giá trị được sinh ra, hoặc phát triển chủ yếu trong chống ngoại xâm, trong thời bao cấp chuyển thành những giá trị của thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế. Sự chuyển biến này là đòi hỏi tất yếu của tình hình mới. Vào WTO thì sự chuyển biến này càng có điều kiện và đòi hỏi phải đẩy nhanh tốc độ. Thành công của sự nghiệp đổi mới, chấn hưng đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay phụ thuộc rất lớn vào tính đúng hướng và chất lượng của quá trình đó. Điều quyết định đảm bảo tính đúng hướng và chất lượng của quá trình chuyển động này là sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước; là sự kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường trong mỗi con người và của toàn dân tộc.
Thực tiễn trên thế giới những năm gần đây cho thấy rõ điều đó. Dưới sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu hoá kinh tế, người dân của nhiều quốc gia đã lấy việc sử dụng đồ điện, ô-tô sản xuất trong nước làm vinh dự. Để đối phó với sự khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở châu Á năm 1997- 1998, không ít người dân Hàn Quốc đã tự nguyện quyên góp tiền, vàng cho chính phủ nhằm cứu vãn nền kinh tế sắp lâm vào khủng hoảng; người dân một số nước Đông - Nam Á cũng có những hành động tương tự(5). Những ví dụ nêu trên đáng để cho chúng ta suy ngẫm về ý thức dân tộc, lòng tự hào và tinh thần dân tộc trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế.
Dân tộc ta chỉ có thể phát triển và khẳng định được chính mình trong dòng chảy của toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế, trong “sân chơi” của WTO, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, “sánh vai cùng các nước trên thế giới trong nhịp bước khẩn trương của thời đại”(6), khi chúng ta biết phát huy mạnh mẽ nội lực của chính mình, biết giữ gìn, bảo vệ và không ngừng bồi đắp, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của mình.
[i][right]Nguồn: Tạp chí công sản
binhvuxuan
binhvuxuan
Cấp 4
Cấp 4

Posts : 118
Điểm : 16735
Được cảm ơn : 6
Join date : 31/03/2009
Age : 46
Location : Bình Thạnh, Tp.HCM

Về Đầu Trang Go down

Một số thông tin về câu hỏi của Cô P1 Empty Thông tin bất cân xứng

Bài gửi by binhvuxuan Wed Jun 17, 2009 2:04 pm

Thông tin bất cân xứng (Asymmetric information)


Ba dạng thất bại của thị trường được nhắc đến là: Các ngoại ứng (Externalities), hàng hóa công cộng (Public good), thông tin không đối xứng (Asymmetric Information)

Thông tin không đối xứng, hay còn gọi là thông tin bất cân xứng là việc các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy thông tin. Khi đó, giá cả không phải là giá cân bằng của thị trường mà có thể quá thấp hoặc quá cao.
Ví dụ: khi người mua không có những thông tin xác thực, đầy đủ và kịp thời nên trả giá thấp hơn giá trị đích thực của hàng hóa, hậu quả là người bán không có động lực để sản xuất hoặc cung cấp những hàng hóa có chất lượng thấp hơn chất lượng trung bình trên thị trường.

Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970 và đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế học hiện đại bằng sự kiện năm 2001, các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz cùng vinh dự nhận giải Nobel kinh tế.

Trải qua hơn hai thập kỷ, lý thuyết về thị trường có thông tin bất cân xứng đã trở nên vô cùng quan trọng và là trọng tâm nghiên cứu của kinh tế học hiện đại. Thông tin bất cân xứng càng trở nên phổ biến và trầm trọng khi tính minh bạch của thông tin, khả năng tiếp cận thông tin và cơ sở hạ tầng thông tin yếu kém.

Đối với các nền kinh tế mới nổi, thông tin không đối xứng có những ảnh hưởng rất lớn. Ví dụ: thị trường chứng khoán Việt Nam có những hiện tượng thông tin không đối xứng như:
• Ngoài các thông tin bắt buộc theo luật định phải công bố thì các doanh nghiệp không chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời
• Có hiện tượng rò rỉ thông tin chưa hoặc không được phép công khai.
• Doanh nghiệp cung cấp thông tin không công bằng đối với các nhà đầu tư: ưu tiên cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư chiến lược, các nhà đầu tư tổ chức mà không công bố rộng rãi
• Hiện tượng lừa đảo
• Việc tung tin đồn thất thiệt.
• Các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ
www.saga.vn
binhvuxuan
binhvuxuan
Cấp 4
Cấp 4

Posts : 118
Điểm : 16735
Được cảm ơn : 6
Join date : 31/03/2009
Age : 46
Location : Bình Thạnh, Tp.HCM

Về Đầu Trang Go down

Một số thông tin về câu hỏi của Cô P1 Empty Người cho vay cuối cùng (P1)

Bài gửi by Phuongthao Wed Jun 17, 2009 11:03 pm

Đa số các ngân hàng trung ương trên thế giới có hai chức năng chính: điều hành chính sách tiền tệ và đảm bảo sự ổn định và an toàn cho hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng và một phần nào đó là hệ thống tài chính quốc gia nói chung. Chức năng thứ hai được thực thi qua hệ thống giám sát tính cẩn trọng (prudential supervision) của các NHTM song song với việc thực thi nghĩa vụ “người cho vay cuối cùng” (lender of last resort – LOLR) cho các NHTM có khó khăn về thanh khoản. Như đã phân tích trong bài viết trước, LOLR còn có vai trò rất quan trọng trong việc giúp ngân hàng trung ương điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc thay đổi lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn. Nếu ngân hàng trung ương không cam kết thực hiện nghĩa vụ LOLR hoặc các NHTM không tin tưởng vào lời cam kết này thì lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có khả năng trệch khỏi lãi suất mục tiêu mà chính sách tiền tệ muốn hướng tới. Tuy nhiên, mục đích chính của LOLR đối với tất cả các ngân hàng trung ương đã và vẫn là đảm bảo sự ổn định và an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại. Đó là chủ điểm chính của bài viết này.

Người cho vay cuối cùng – kinh nghiệm của FED
Hệ thống Cục Dự trữ Liên bang của Mỹ (Federal Reserve System – FED) được thành lập năm 1913 nhằm đối phó với các vụ sụp đổ dây chuyền trong hệ thống các NHTM Mỹ (bank runs) xảy ra vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Vào thời điểm đó FED được thành lập với nhiệm vụ chính là thực thi chức năng LOLR nhằm trợ giúp các NHTM có khó khăn về thanh khoản và phải đối đầu với nguy cơ bank run.
Phương châm thực thi LOLR của FED từ đó đến nay vẫn thống nhất là nếu một NHTM
gặp khó khăn về thanh khoản (liquidity) nhưng vẫn còn khả năng thanh toán
(solvent) thì FED sẽ cho ngân hàng đó vay (có thế chấp) với một mức lãi suất đã
được công bố trước để ngân hàng đó ổn định tình hình thanh khoản. Mức lãi suất
vay từ người cho vay cuối cùng này luôn cao hơn lãi suất các NHTM có thể vay
lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng nên các NHTM chỉ đến gõ cửa FED xin vay
trong những tình huống hết sức khẩn cấp.

Để đổi lại quyền lợi được vay tiền trực tiếp từ FED, các
NHTM Mỹ phải chấp nhận chịu sự giám sát chặt chẽ của FED và phải trích một phần
số tiền huy động được của mình gửi trong một tài khoản đặc biệt tại FED gọi là
Fed funds theo một tỷ lệ bắt buộc (required reserve ratio). Số tiền này không
được FED trả lãi và được coi như một khoản dự trữ thanh khoản bắt buộc. Mặc dù
sau này một số ngân hàng trung ương đã sử dụng việc hay đổi tỷ lệ dự trữ
bắt buộc như là một công cụ của chính sách tiền tệ, mục tiêu ban đầu của nó chỉ
đơn thuần là một cách trấn an dư luận khi một cuộc bank run có khả năng xảy ra.
Trong giai đoạn từ 1914 đến 1928, với công cụ LOLR FED đã đạt được mục đích
ngăn chặn nhiều vụ bank run trong hệ thống các NHTM và mô hình ngân hàng trung
ương của FED trong giai đoạn này đã được nhiều nước ngưỡng mộ và tìm cách học
tập như Milton Friedman và Anna Schwartz đã mô tả trong cuốn “Lịch sử tiền tệ
Mỹ: 1867 – 1960”. Tuy nhiên sau năm 1929, tình hình bank run trở nên phức tạp
hơn khi nền kinh tế Mỹ bước vào giai đoạn Đại Khủng hoảng (Great Depression).
Nhiều ngân hàng lúc này không chỉ bị khó khăn về thanh khoản (liquidity) mà bắt
đầu mất khả năng chi trả (insolvency). Mặc dù FED vẫn cam kết thực hiện chức
năng LOLR nhưng vẫn có đến hơn 40% tổng số NHTM lúc đó bị phá sản vì
insolvency. Nhiều học giả sau này như Milton Friedman, George Kaufman, Barry
Eichengreen, Ben Bernanke (khi ông còn là giáo sư kinh tế học tại Princeton),
James Hamilton đã nhận định rằng cuộc Đại khủng hoảng năm 1929-1933 và sự đổ vỡ
của hệ thống NHTM lúc đó có một phần lỗi lớn của FED vì đã thắt chặt cung tiền khi
cuộc khủng hoảng xảy ra. Việc FED, với chức năng LOLR, bị ràng buộc chỉ được
cứu các ngân hàng còn khả năng thanh toán (solvency) cũng đã phần nào gây ra
tâm lý hoản loạn (panic) dây chuyền dẫn đến tình trạng bank run vượt ngoài tầm
kiểm soát.Sau khi Franklin Roosevelt thắng cử tổng thống năm 1932 và chương
trinh New Deal được khởi xướng, hàng loạt cải tổ quan trọng đối với hệ thống
tài chính và ngân hàng Mỹ đã được thực hiện. Một trong những cải tổ quan trọng
nhất có lẽ là việc thành lập Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (Federal
Deposit Insurance Corporation – FDIC). FDIC có chức năng bảo hiểm cho tất cả
các khoản tiền gửi (đến một mức định trước) trong trường hợp các NHTM phá sản. Như
vậy vai trò chính yếu của FDIC trong hệ thống ngân hàng là chốt chặn cuối cùng
chống lại bank run dây chuyền sau cả LOLR của FED. Cũng trong giai đoạn này,
một thay đổi nữa về chức năng LOLR của FED đã được đưa vào luật. Đó là FED
trong trường hợp khẩn cấp có thể cho một pháp nhân không phải NHTM vay tiền từ
discount window của mình để giải quyết vấn đề thanh khoản. Sau cuộc Đại Khủng
hoảng, điều luật mới này về chức năng LOLR của FED đã không được vận dụng trong
suốt gần 70 năm sau đó. Cho đến ngày 17/03/2008, một ngày sau cuộc giải cứu (bail out) cho Bear Stearns, FED tuyên bố mở rộng chức năng LOLR cho 20 công ty chứng khoán hàng đầu (primary dealer) nhằm tạo thêm kênh để bơm thanh khoản vào hệ thống tài chính đang ở đỉnh điểm của subprime mortgage crisis.Công cụ này được gọi là PDCF (Primary Dealer Credit Facility) hiện vẫn còn hiệu lực. Hai công cụ tiền tệ khác (TAF and TSLF) cũng đã được FED đưa ra trước đó để giúp các NHTM và primary dealer giải quyết khó khăn thanh khoản khi LIBOR tăng cao đột suất. Bản thân việc giải cứu cho Bear Stearns của FED, tuy cũng như cuộc giải cứu cho LTCM năm 1998 đã bị khá nhiều chỉ trích, cũng nhằm mục đích ngăn chặn sự hoảng loạn (panic) dây chuyền dẫn đến khủng hoảng toàn hệ thống.Tóm lại, xuyên suốt lịch sử của FED từ năm 1913 cho đến cuộc khủng hoảng subprime mortgage đang diễn ra vào thời điểm này, FED luôn tìm mọi cách, dù không chính thống hay đã bị quên lãng từ lâu, để giúp các NHTM nói riêng và hệ
thống tài chính nói chung vượt qua các cơn khủng hoảng thanh khoản có thể dẫn
tới đổ vỡ dây chuyền. Xuất phát từ chức năng “người cho vay cuối cùng” hay
LOLR, FED đã không ngừng cải tiến và mở rộng các công cụ chính sách của mình để
có thể đối phó với những tình huống ngày càng phức tạp xảy ra hàng ngày trong
hệ thống tài chính ngân hàng hiện đại. FED có thể đã có nhiều thành công cũng như thất bại, luôn phải đối mặt với nhiều lời phê phán và chỉ trích của giới học giả, doanh nhân, chính trị gia, nhưng có một điểm bất kỳ ai cũng đồng ý là FED đã hoàn thành tốt chức năng LOLR của mình và không ai nghi ngờ vào cam kết người cho vay cuối cùng của FED. Lòng tin vào FED là một trong những nền tảng của hệ thống tài chính ngân hàng Mỹ - một hệ thống phức tạp và phát triển nhất thế giới cho đến thời điểm này.
Phuongthao
Phuongthao
Cấp 2
Cấp 2

Posts : 11
Điểm : 16563
Được cảm ơn : 1
Join date : 09/04/2009

Về Đầu Trang Go down

Một số thông tin về câu hỏi của Cô P1 Empty Người cho vay cuối cùng (P2)

Bài gửi by Phuongthao Wed Jun 17, 2009 11:07 pm

Bài học cho Việt nam
Cũng như FED, NHNN Việt nam được trang bị chức năng LOLR với lãi suất tái cấp vốn như một cứu cánh cho các NHTM khi gặp khó khăn thanh khoản. NHNN cũng có chức năng giám sát cẩn trọng (prudential supervision) đối với các NHTM và cũng nắm quyền điều hành tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản. Việt nam cũng đã thành lập cơ quan bảo hiểm tiền gửi độc lập cách đây vài năm với hình thức hoạt động giống hệt như FDIC. Nhìn chung, khung khổ pháp lý và cơ chế vận hành của NHNN và hệ thống tiền tệ của Việt nam đã được học hỏi và kế thừa kinh nghiệm của nhiều ngân hàng trung ương tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên điều mà NHNN Việt nam còn thiếu là sự tin tưởng của người dân và các NHTM vào khả năng cũng như sự nhất quán của mình.Đầu tháng
2/208, sau khi số liệu về lạm phát năm 2007 và tháng 1/2008 được công bố gây sửng sốt trong dân chúng và cả nhiều nhà hoạch định chính sách, NHNN đã đột ngột thắt chặt chính sách tiền tệ làm tình hình thanh khoản trong hệ thống ngân hàng xấu đi nhanh chóng. Với tình hình lạm phát cao, nhiều khả năng bắt nguồn từ nguyên nhân nới lỏng tiền tệ trong những năm trước đó như nhiều nhà kinh tế đã chỉ ra, thắt chặt tiền tệ vào lúc này là một chính sách đúng đắn và cần thiết. Tuy nhiên cách thức thực thi chính sách này của NHNN đã tạo ra một cú sốc lớn trong hệ thông ngân hàng vì nó quá bất ngờ và quá quyết liệt. Trong lịch sử của FED, một chu kỳ thắt chặt hay nới lỏng tiền tệ có thể làm lãi suất thay đổi hơn 10% (gần đây là 4-5%) nhưng chưa bao giờ, ngay cả trong các cuộc khủng hoảng, FED đã từng cắt hay tăng lãi suất quá 1% trong một lần thay đổi Fed funds rate. Thường một chu kỳ cắt hay tăng lãi suất được rải đều trong khoảng 5-15 lần thay đổi, mỗi lần từ 0.25% đến 0.5%. Việc giãn các thay đổi lãi suất như vậy giúp các NHTM có thời gian thích ứng với môi trường tiền tệ mới mà FED mong muốn và giúp cho sự phân bổ lại thanh khoản trong nền kinh tế với tình hình lãi suất mới không xảy ra quá đột ngột. Bên cạnh việc giãn các hoạt động cắt hoặc tăng lãi suất, FED còn tìm cách “gợi ý” cho các NHTM biết trước xu hướng điều hành tiền tệ của mình bằng các thông báo về quan điểm tiền tệ (policy stand) trong các biên bản họp được công bố ra công
chúng và những phát biểu có tính toán của các quan chức FED. Ví dụ, vào thời điểm tháng 5/2008 giới tài chính ngân hàng Mỹ đã nhận được tín hiệu về việc chấm dứt
chu kỳ cắt giảm lãi suất thông qua một số phát biểu của các quan chức FED như Donald Kohn hay Frederic Mishkin và qua biên bản cuộc họp cắt lãi suất cuối cùng của FOMC. Rất tiếc trong đợt thắt chặt tiền tệ vừa rồi NHNN chưa học được cách xử lý khéo léo như FED và cuộc khủng hoảng thanh khoản hiện thời là hậu quả tất yếu của sự vụng về của NHNN Việt nam. Điều này không chỉ gây khó khăn cho các NHTM và các doanh nghiệp có các hoạt động tín dụng vào thời điểm này, nó còn làm sói mòn uy tín của NHNN trong mắt các NHTM và cả trong dân chúng. Kể từ đây, các NHTM sẽ phải luôn dè chừng những thay đổi chính sách đột ngột như vậy của NHNN và sẽ phải để thêm một khoản dự phòng cho những cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai. Vì cuộc khủng hoảng thanh khoản đã làm tăng mức độ rủi ro của hầu hết các NHTM, cũng kể từ đây các khoản cho vay sẽ phải mang thêm một khoản phí rủi ro (risk premium) không đáng có, làm tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp và người tiêu dùng khiphải vay tiền từ ngân hàng. Không chỉ dừng
lại ở việc tạo ra cuộc khủng hoảng thanh khoản, NHNN sau đó đã rất lúng túng khi xử lý nó và cuối cùng đã quay lại với cách thức điều hành bằng mệnh lệnh hành chính của thời kỳ bao cấp. Việc áp đặt lãi suất trần huy động 12%/năm dường như là một biện pháp đối phó vội vàng của NHNN nhằm ngăn chặn cuộc chạy đua lãi suất huy động của các NHTM. Biện pháp này vừa làm cuộc khủng hoảng thanh khoản thêm xấu đi vừa đi ngược lại những cố gắng thắt chặt tièn tệ mà NHNN mới thực hiện trước đó. Đáng lý ra, cuộc kủng hoảng này có thể được giải tỏa nhanh chóng nếu NHNN thực hiện đúng chức năng LOLR của mình cho tất cả các NHTM có nhu cầu tăng thanh khoản. Tuy nhiên vì một lý do nào đó, mà rất có thể là sức ép từ phía chính phủ không muốn tăng lãi suất lên nữa để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế, đã ngăn cản NHNN thực hiện chức năng LOLR của mình.
NHNN đã tăng lãisuất tái cấp vốn lên 13%/năm nhưng vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy NHNN sẽ mở cửa cho tất cả các NHTM vay với lãi suất này một cách tự do và bình đẳng. Ngay cả việc tái chiết khấu trái phiếu chính phủ, các NHTM nhỏ cũng bị thiệt thòi rất nhiều khi NHNN đưa ra hình thức đấu thầu theo khối lượng. Dường như NHNN đang cố gắng áp đặt cả lãi suất lẫn lượng thanh khoản lưu thông trong hệ thống quá xa khỏi
điểm cân bằng (equilibrium), điều mà chỉ có thể thực hiện được nếu NHNN tiếp tục can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính. Tất nhiên, sau một thời gian, hệ thống ngân hàng và nền kinh tế sẽ tự điều chỉnh để thỏa mãn các yêu cầu của NHNN nhưng cái giá phải trả sẽ là sự méo mó (distortion) trong phân bổ nguồn lực (mà ở đây là nguồn vốn) cho nền
kinh tế. Đây cũng là một bước lùi trong công cuộc cải tổ nền kinh tế Việt nam theo hướng thị trường và làm suy giảm lòng tin của dân chúng và doanh nghiệp vào NHNN. Nếu thực sự các NHTM đã nhận được tín hiệu từ nhiều tháng trước như vậy mà vẫn lúng túng để rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản trầm trọng thì vấn đề lòng tin của các NHTM vào NHNN càng đáng lo ngại. Có thể thấy rằng các tuyên bố của cả Chính phủ lẫn NHNN
về chính sách thắt chặt tiền tệ đã không tạo được sự tin tưởng(credibility) cần thiết nên các NHTM vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng rất cao trong năm 2007. NHNN đã không thực hiện đầy đủ và công bằng chức năng LOLR với tất cả các NHTM. Tuy nhiên, cũng theo bài báo trên, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết: “…hiện tại tính
thanh khoản của các ngân hàng, sau loạt kế hoạch rút tiền thắt chặt tiền tệ, vẫn đảm bảo bình thường và không có nguy cơ đổ vỡ hệ thống. Tuy nhiên … một số ngân hàng mới chuyển đổi từ mô hình nông thôn lên đô thị chưa chuẩn bị kịp đã gặp phải một số khó khăn; Ngân hàng Nhà nước đã và đang có sự hỗ trợ cần thiết.” Nếu điều này thực sự xảy ra, tác giả sẵn sàng rút lại ý kiến của mình và thực tâm mừng cho sự tiến bộ của NHNN. Tuy vậy, có nhiều diễn biến trên thị trường ngân hàng không ủng hộ lời phát biểu của Thống đốc Nguyễn Văn Giàu. “…chính sách thắt chặt tiền tệ đã được “phát tín hiệu” từ trước đó. Cụ thể, ngày 28/5/2007, thấy tín hiệu tiền thừa trong lưu thông, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ra quyết định tăng dự trữ bắt buộc lên gấp đôi. “Có nghĩa từ đây đã phát tín hiệu hoàn toàn thắt chặt chính sách tiền tệ”….. Sau đó, ngày 1/8/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị 18; đến ngày 31/10/2007, Thủ tướng ra tiếp Chỉ thị số 23 thể hiện định hướng thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát… Những tín hiệu trên đã tạo một độ trễ nhất định để các ngân hàng và doanh nghiệp chủ động với bối cảnh mới. Trong các quyết định tăng dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu bắt buộc để hút tiền về, Ngân hàng Nhà nước cũng đã tạo một độ trên từ trễ 1 đến gần 2 tháng để các ngân hàng chuẩn bị.”

Thứ nhất lãi suất liên ngân hàng vẫn tiếp tục cao hơn lãi suât tái cấp vốn của NHNN. Việc các NHTM phải chấp nhận vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao hơn chứng tỏ không phải ngân hàng nào cũng có thể vay tiền từ NHNN với lý do thanh khoản. Thứ hai, lãi suất huy động từ dân chúng vẫn được các NHTM đẩy lên cao trong hoàn cảnh hiều NHTM đã gần đụng trần 30% tăng trưởng tín dụng cho năm 2008. Nếu các NHTM không hi vọng sẽ cho vay được thêm nữa thì họ tranh nhau huy động vốn để làm gì nếu không phải vì lý do thanh khoản. Hoặc các NHTM đang thực sự gặp khó khăn về thanh khoản và không tin tưởng NHNN sẽ thực hiện chức năng LOLR, hoặc các NHTM không tin tưởng vào trần tăng trưởng tín dụng 30% mà hi vọng NHNN sẽ nâng lêntrong thời gian tới.
Phuongthao
Phuongthao
Cấp 2
Cấp 2

Posts : 11
Điểm : 16563
Được cảm ơn : 1
Join date : 09/04/2009

Về Đầu Trang Go down

Một số thông tin về câu hỏi của Cô P1 Empty Re: Một số thông tin về câu hỏi của Cô P1

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết